Description
Bằng cách kết hợp sử dụng các nguồn tài liệu khá phong phú, trong đó có những tài liệu chưa từng được khai thác trước đó, TS. Trần Thị Phương Hoa đã biên soạn nên cuốn sách “Giáo dục Pháp – Việt ở Bắc Kỳ (1884-1945)”.
Cuốn sách bàn về những đặc điểm lý luận và thực tiễn về sự hình thành và phát triển của giáo dục Pháp – Việt kiểu mới ở Việt Nam khi tư tưởng giáo dục phương Tây tràn vào nước ta theo gót chân thực dân Pháp, hàng loạt các trường học Pháp – Việt ở Bắc Kỳ được mở ra với những mục đích chính trị.
Một số nhà lý luận giáo dục như Philip Albatch và Gail Kelly cho rằng: “trường học [thực dân] bị tách ra khỏi nền văn hóa bản địa về ngôn ngữ và các giá trị xã hội”. Thế nhưng, thực tiễn giáo dục Pháp – Việt ở Việt Nam lại cho thấy điều ngược lại.
Cuốn sách “Giáo dục Pháp – Việt ở Bắc Kỳ (1884-1945)” sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm nhiều luận cứ và tài liệu để khẳng định vai trò quan trọng của các trí thức được đào tạo từ nhà trường Pháp – Việt không chỉ trong việc tiếp nhận một nền giáo dục hiện đại mà còn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.