Mô tả
Trong bối cảnh đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam vào những thập niên đầu thế kỷ XX, đóng góp vào công cuộc khai thông dân trí như nhiều trí thức khác, Phan Khôi đã lựa chọn con đường viết báo, và đó cũng là cách ông luyện tiếng Việt trong văn chương báo chí còn mới mẻ. Từ đây đã nảy sinh và được nuôi dưỡng ở Phan Khôi ý đồ lớn và lâu dài là nghiên cứu tiếng Việt.
Nhưng nghiên cứu tiếng Việt là không dễ. Người nghiên cứu phải có tâm hồn. Chính trong tâm hồn dân tộc, mà trước Phan Khôi, không ít nhà văn hóa đã viết về ngữ pháp tiếng Việt. Nhưng người nghiên cứu tiếng Việt còn phải có trí tuệ, trí tuệ về tiếng Việt, về ngôn ngữ, nếu không rất dễ rơi vào lối mô phỏng tiếng Việt – một ngôn ngữ văn hóa có uy thế rộng lớn. Và Phan Khôi có trí tuệ của một nhà Việt học. Trí tuệ của ông hình thành từ một nền văn hóa mở rộng, với những hiểu biết không chỉ về tiếng Việt, tiếng Hán mà còn về tiếng Pháp, tiếng Anh.
Kết quả của quá trình nghiên cứu tiếng Việt lâu dài đã đưa Phan Khôi đi tới một nhận định có ý nghĩa phương pháp luận, đó là giữa các ngôn ngữ khác nhau vẫn tồn tại những cái giống nhau mà ông gọi là “đại đồng”, và ngôn ngữ nào cũng được phân biệt bởi những cái mà ông gọi là “tiểu dị”.
Vậy nguyên lý “đại đồng tiểu dị” mà Phan Khôi đề ra, hay chính là nguyên lý “phổ niệm và đặc điểm riêng” như nhiều nhà ngôn ngữ học hiện đại gọi, được hiểu như thế nào? Nguyên lý ấy được vận dụng trong tiếng Việt ra sao? Độc giả hãy cùng đọc Việt ngữ nghiên cứu để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.